Hotline : 0943 468 579
Hotline : 0943 468 579
Cây lạc được đưa vào canh tác diện tích ngày càng nhiều, sản lượng cao khi nhu cầu của con người tăng lên từng ngày. Giá trị dinh dưỡng cao, là nguyên liệu sạch và cần thiết cho nhiều món ăn. Bởi thế, việc sử dụng lạc càng trở nên phổ biến hơn nữa.
Cây lạc được đưa vào canh tác diện tích ngày càng nhiều, sản lượng cao khi nhu cầu của con người tăng lên từng ngày. Giá trị dinh dưỡng cao, là nguyên liệu sạch và cần thiết cho nhiều món ăn. Bởi thế, việc sử dụng lạc càng trở nên phổ biến hơn nữa. Trồng lạc – đậu phộng trở thành giải pháp, lựa chọn để cải thiện lợi ích kinh tế của nhiều gia đình, nhiều hộ nông dân. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc giúp bà con nông dân đạt hiệu quả khi canh tác.
Với từng giống cây trồng việc canh tác đúng thời vụ có những giá trị, những lợi ích to lớn. Qua đó việc có thể trồng thuận lợi, chăm sóc dễ dàng, cho năng suất cao đều được đảm bảo tốt. Đối với giống cây hoa màu ngắn ngày này thì thời vụ thích hợp tùy thuộc vào từng vùng đất canh tác:
Sử dụng đất trồng phù hợp tạo điều kiện cho cây lạc sinh trưởng thuận lợi, đem tới năng suất tối đa. Yêu cầu với đất trồng để canh tác cây đậu phộng cần đảm bảo những yêu cầu cơ bản nhất sẽ là:
Hạt giống khi lựa chọn nếu đạt tiêu chuẩn tạo điều kiện cho quá trình canh tác thuận lợi, sinh trưởng nhanh chóng. Việc lựa chọn giống lạc, hạt giống cần đảm bảo những yêu cầu chính như:
Hiện nay có nhiều giống lạc khác nhau được cung cấp để bà con cân nhắc lựa chọn cho ruộng trồng của mình. Trong đó một số giống được dùng phổ biến, thông dụng hiện nay phải kể tới như VD, VD2, hay L14, hoặc L18, ML25,…
Trước khi bắt đầu quá trình trồng lạc cần tiến hành làm đất đầy đủ, kỹ càng. Đất cần được cày bữa kỹ, đồng thời loại bỏ sạch cỏ dại. Sau khi hoàn thành quá trình làm đất cần đảm bảo tỉ lệ đất đường kính nhỏ hơn 1cm chiếm phần lớn, tối thiểu là 70%. Bên cạnh đó, độ ẩm của đất khi tiến hành gieo hạt cần đạt khoảng 75%.
Thực hiện lên luống cho ruộng trồng là bắt buộc khi canh tác cây đậu phộng. Chúng ta có hai phương án lên luống để cân nhắc dựa trên tình hình thực tế:
Hạt giống tuyệt đối không bóc vỏ ra trước đó, quá trình bóc vỏ cần thực hiện khi bắt đầu tiến hành gieo hạt. Thông thường, lượng hạt giống sử dụng cho 1ha ruộng trồng sẽ khoảng 220 – 250kg hạt khô, độ ẩm khoảng 8 – 9%. Có 2 cách trồng đậu phộng để lựa chọn sẽ là:
Đối với hạt giống trước khi gieo trồng chúng ta có 2 cách để xử lý có thể áp dụng. Cụ thể kỹ thuật xử lý hạt giống là:
Cách chăm sóc cây lạc sau khi trồng khá đơn giản, bà con nông dân dễ dàng thực hiện. Đảm bảo chăm sóc đúng cách tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển thuận lợi. Trong đó những yêu cầu quan trọng chính là:
Sau khoảng 3 – 5 ngày gieo hạt thì mầm sẽ mọc đều, tiến hành kiểm tra và dặm lại ở những vị trí hạt bị chết. Việc dặm lại giúp duy trì mật độ phù hợp, đảm bảo năng suất khi thu hoạch.
Việc xới xáo cần tiến hành đầy đủ trong từng giai đoạn cụ thể. Qua đó cây trồng có thể sinh trưởng hiệu quả và thuận lợi hơn.
Trong điều kiện thời tiết không mưa, khi cây lạc đang ra hoa cần tiến hành tưới nước nhằm duy trì độ ẩm phù hợp. Chúng ta có thể thực hiện việc tưới nước bằng 2 cách cơ bản là tưới phun đều lên ruộng lạc, hoặc tưới đầy các rãnh.
Bón phân khi trồng lạc là yêu cầu bắt buộc. Việc bón phân khi được tiến hành đầy đủ giúp cây trồng sinh trưởng thuận lợi và hiệu quả hơn. Yêu cầu cơ bản cần đảm bảo sẽ là:
Trong quá trình làm đất việc bón lót cần thực hiện để cải thiện được dinh dưỡng có trong đất, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng tốt hơn. Chúng ta sử dụng 50 – 70kg phân bón hữu cơ bón trực tiếp trên đất trồng. Bón phân kết hợp làm cỏ, xới xáo và phơi ải khoảng 15 ngày trước khi gieo hạt.
Gieo trồng đúng kỹ thuật, sử dụng phân bón đủ liều lượng, chăm sóc đúng cách giúp cây lạc phát triển thuận lợi, đem tới năng suất cao. Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lạc giúp quá trình canh tác giống cây này đem lại lợi ích kinh tế cao, tăng thêm thu nhập cho mỗi gia đình. Với những kinh nghiệm, kiến thức kể trên sẽ là cơ sở để canh tác ruộng trồng cây lạc thuận lợi, từ đó đem tới nguồn thu ổn định cho từng hộ nông dân.
.