Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chè

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Chè

    Mỗi giống cây trồng yêu cầu cần canh tác trong điều kiện có những khác biệt, đòi hỏi cần tuân thủ những kỹ thuật riêng. Lúc đó quá trình trồng diễn ra thuận lợi, cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với cây chè xanh khi lựa chọn để canh tác cần phải am hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè tiêu chuẩn.

    Mỗi giống cây trồng yêu cầu cần canh tác trong điều kiện có những khác biệt, đòi hỏi cần tuân thủ những kỹ thuật riêng. Lúc đó quá trình trồng diễn ra thuận lợi, cây trồng có điều kiện sinh trưởng và phát triển tốt. Đối với cây chè xanh khi lựa chọn để canh tác cần phải am hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè tiêu chuẩn. Lúc đó cây trồng phát triển nhanh chóng, cho năng suất lá cao.

    Yêu cầu ở thời vụ và mật độ trồng chè

    Trồng chè đúng thời vụ tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng sinh tưởng, phát triển thuận lợi. Theo đó, thời vụ ở từng vùng miền khi canh tác giống cây này cần có sự điều chỉnh, cân đối sao cho thích hợp nhất:

    • Trồng chè ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc hoặc Bắc Trung Bộ: thời điểm lý tưởng bắt đầu canh tác là khoảng tháng 8 – 10, trong đó thì tháng 9 là lựa chọn lý tưởng nhất.
    • Trồng chè ở khu vực Tây nguyên: thường thời vụ thích hợp nhất là khoảng từ 15.5 – 15.8, trong đó khoảng tháng 6 sẽ là giai đoạn lý tưởng cho trồng giống cây này.

    Các cách nhân giống cây chè cơ bản

    Các cách nhân giống cây chè cơ bản
    Các cách nhân giống cây chè cơ bản

    Việc nhân giống cây chè có nhiều phương pháp, nhiều cách thức khác nhau có thể áp dụng, thực hiện. Với từng cách nhân giống sẽ có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Trong đó những cách cơ bản nên áp dụng chính là:

    Nhân giống bằng hạt

    Đây là cách nhân giống đơn giản song dễ dàng áp dụng, có khả năng thích hợp với điều kiện sản xuất thấp. Tuy nhiên, việc nhân giống bằng hạt khiến cây khi mọc không đều, dễ dàng xuất hiện tình trạng bị lai tạp, tỉ lệ nhân giống thấp.

    • Sản xuất hạt giống quá độ: thường sẽ áp dụng ở những nương chè vừa sản xuất búp vừa để lấy quả giống. Lựa chọn những cây sinh trưởng tốt, không hái búp để nuôi thành giuống cây. Thường thì số cây để lại sẽ khoảng 1000 cây/ ha là thích hợp, từ đó cho năng suất hạt là 1500kg/ ha.
    • Sản xuất vườn chuyên giống: chăm sóc theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn đem tới năng suất hạt cao lên tới 3000kg/ ha.
    • Tiêu chuẩn của hạt giống chè: đảm bảo là hạt thuần chủng, tỉ lệ nảy mầm khi gieo từ 75% trở lên, hạt đường kính tối thiểu là 13mm với hàm lượng nước bên trong hạt từ 28 – 30%, đồng thời phần tử diệp có màu trắng sữa.

    Nhân giống bằng giâm cành

    Những khu vực canh tác áp dụng trình độ kỹ thuật tiên tiến thì nhân giống bằng giâm cành được áp dụng chủ yếu. Đảm bảo năng suất cao, phẩm chất chè tối, phát huy được tối đa những ưu điểm, đảm bảo tốt hơn so với việc nhân giống bằng hạt. Không những vậy, hệ số nhân giống cao hơn gấp nhiều lần, tốc độ sinh trưởng nhanh chóng, sớm cho thu hoạch với sản lượng cao.

    • Sử dụng đất đồi ở tầng dưới có màu đỏ, độ tơi xốp cao, độ pH duy trì khoảng 5 – 6 là thích hợp, thuộc dạng đất xấu để tiến hành giâm cành.
    • Lựa chọn những cảnh bánh tẻ với độ phát dục non, mọc ra sau khi đốn với đường kính tiêu chuẩn khoảng 4 – 5mm. Cành chè sau khi chọn chúng ta cắt thành từng đoạn hom với chiều dài khoảng 4cm là thích hợp, có 1 lá và 1 mầm đã nhú. Cắt vát cành giâm sau đó cắm vào đất, xếp thành từng luống và làm giàn che chiều cao khoảng 1.5 – 1.8m. Cần che kín giai đoạn ban đầu, sau đó sẽ dỡ bỏ dần. Thời điểm thực hiện giâm cành lý tưởng nhất là vào tháng 12, hoặc có thể ở vụ tháng 7 – 8 sau khi đủ tiêu chuẩn đem ra trồng đại trà.

    Thiết kế đồi nương trồng cây chè

    Thiết kế đồi nương trồng cây chè
    Thiết kế đồi nương trồng cây chè

    Thiết kế đồi nương trồng chè cần đáp ứng đầy đủ những yêu cầu, những tiêu chuẩn kỹ thuật nhất định. Trong đó những vấn đề cơ bản cần được hoàn thiện sẽ là:

    • Thiết kế hàng theo hướng cơ giới hóa bằng cách sử dụng máy kéo nhỏ khi ở độ dốc nhỏ hơn 60, hay dốc cục bộ 80 thành những hàng thẳng, dài và song song với bình độ chính.
    • Đối với đồi trồng có độ dốc lớn hơn 60 thì yêu cầu hàng chè cần được làm theo đường bình độ, có làm gờ tầng đầy đủ.
    • Tiến hành tạo thành các bậc thang hẹp trong quá trình chăm sóc cây chè khi canh tác.
    • Mỗi lô chè thường có diện tích không vượt quá 2ha, hàng chè dài không quá 200m đảm bảo cho chăm sóc thuận lợi, thu hoạch dễ dàng.
    • Việc thiết kế mạng lưới giao thông trong đồi chè cần chú ý hoàn thành đầy đủ. Hoàn thành được đường từ đối chè nhập với đường trục chính ở trong vùng chè. Tiêu chuẩn của mặt đường sẽ rộng khoảng 3.5 – 4m, đồng thời độ dốc của mặt đường khoảng 50, có rãnh ở hai bên mép đường trồng cây.

    Kỹ thuật trồng chè cơ bản

    Kỹ thuật trồng chè cơ bản
    Kỹ thuật trồng chè cơ bản

    Tùy thuộc vào việc nhân giống bằng hạt hay giâm cành thì quá trình trồng sẽ có những thay đổi nhất định. Tuân thủ đúng kỹ thuật phụ thuộc vào phương pháp lựa chọn là điều cơ bản cần được chú ý.

    • Kỹ thuật trồng chè bằng hạt: tiến hành gieo hạt trên mặt rãnh với 5 – 6 hạt/ hốc là hợp lý. Chăm sóc cho tới khi cây phát triển, tiến hành trồng dặm, hay tỉa bớt ở từng vị trí một cách thích hợp.
    • Trồng chè bằng phương pháp giâm cành: đối với việc trồng chè bằng cây con sau khi giâm cành chúng ta sử dụng 2 cây/ hốc là hợp lý. Tiến hành đào lỗ nhỏ, đặt cây con xuống sau đó lấp đất cao 4 – 5cm là hợp lý.

    Cách chăm sóc cây chè xanh hiệu quả

    Cách chăm sóc cây chè xanh hiệu quả
    Cách chăm sóc cây chè xanh hiệu quả

    Chăm sóc cây chè trong quá trình canh tác không quá phức tạp. Tìm hiểu và áp dụng đầy đủ giúp quá trình trồng giống cây này diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả cao như yêu cầu. Trong đó việc chăm sóc cơ bản cho cây chè cần chú ý:

    Trồng dặm

    Sau khoảng 1 – 2 tháng trồng cây con cần tiến hành kiểm tra vườn trồng, tiến hành trồng dặm nếu cần thiết. Đảm bảo được mật độ vừa phải, phù hợp ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình thâm canh sau này. Quá trình dặm sau khi hoàn thành cần đặc biệt chú ý tới chăm sóc những cây con mới dặm.

    Trồng xen

    Trong những năm đầu tiên khi cây chè chưa giao tán nên kết hợp trồng xen ở khoảng đất trống giữa các hàng. Một số loại cây nên lựa chọn để trồng dặm như đậu tương, lạc, đậu đen, đậu xanh,… giúp tăng thu nhập, giảm thiểu cỏ dại phát triển.

    Phòng trừ cỏ dại

    Thường xuyên làm cỏ, kết hợp xới xáo giúp đảm bảo độ quang đãng cho diện tích vườn trồng chè, tránh tranh dinh dưỡng, đồng thời cải thiện được độ tơi xốp cho đất trồng. Việc làm cỏ cần duy trì đều đặn, thường xuyên mới đảm bảo giúp cây trồng có được điều kiện để phát triển tốt nhất.

    Đón và hái tạo hình

    Quá trình này khi thực hiện giúp tạo thêm nhiều cành to cơ bản cho cây chè, phân bố đều để tạo thành bộ khung tán rộng, tăng thêm diện tích của bề mặt tán. Cây chè lúc này vừa có tầm cao phù hợp, cũng có được hình dáng cân đối để phát triển.

    Tùy thuộc vào tình hình phát triển, sinh trưởng của cây chè chúng ta cần lựa chọn phương pháp đón sao cho thích hợp nhất. Thường thì khi cây chè được 1 – 2 tuổi đốn lần đầu cách mặt đất khoảng 12 – 15cm là hợp lý. Lần 2 đón cách mặt đất khoảng 30 – 35cm và lần 3 sẽ cách mặt đất khoảng 40 – 45cm. Ngoài ra, việc hái tạo hình cũng cần được áp dụng trong vườn trồng cây chè.

    Trồng cây che bóng mát

    Đặc trưng của cây chè là ưa ánh sáng tán xạ, bởi thế việc trồng cây che bóng mát cần được thực hiện đầy đủ. Một số loại cây phù hợp trồng che bóng mát cho cây chè nên cân nhắc như muồng lá nhọn, muồng lá đen,… với mật độ khoảng 150 – 250 cây/ ha.

    Hướng dẫn bón phân khi trồng chè

    Hướng dẫn bón phân khi trồng chè
    Hướng dẫn bón phân khi trồng chè

    Bón lót

    Bón lót thực hiện trong quá trình làm đất, trước khi trồng cây con để bổ sung dinh dưỡng, nâng cao hơn nữa độ tơi xốp của đất trồng hiệu quả. Thông thường, với diện tích trồng chè chúng ta sử dụng khoảng 70 – 100kg/ ha phân bón hữu cơ Organic 1.

    Bón thúc

    Thực hiện bón thúc đều đặn hàng năm hỗ trợ cho cây trồng sinh trưởng thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cây chè trong từng giai đoạn việc bón thúc sẽ có những tiêu chuẩn riêng cần được áp dụng. Cụ thể phải kể tới sẽ là:

    • Bón thúc khi cây chè 1 tuổi: Sử dụng một số loại phân bón như NPK 20-20-15, NPK 16-16-8, hay NPK Humax rong biển,… tiến hành bón 2 lần vào tháng 6 – 7 và tháng 11. Sử dụng liều lượng bón là 30- 40 kg/ 1000m2/ lần.
    • Bón thúc khi cây chè 2 tuổi: Liều lượng phân bón nên dùng là 30- 40 kg/ 1000m2/ lần thực hiện bón 2 lần vào tháng 6 – 7 và tháng 11 – 12 bằng một số loại phân bón như NPK 20-20-15, NPK 16-16-8...
    • Bón thúc khi cây chè 3 tuổi: Tiến hành bón thúc thành 2 đợt là tháng 3 và tháng 8 với phân bón NPK 20-20-15NPK 16-16-8,… liều lượng sử dụng phù hợp là 40- 50 kg/ 1000m2/ lần.

    Kết luận

    Canh tác đúng kỹ thuật là yêu cầu cơ bản khi trồng bất kì giống cây nào. Trồng cây công nghiệp lâu năm như cây chè đòi hỏi chúng ta phải canh tác đúng kỹ thuật mới đem lại năng suất cao như yêu cầu. Tuân thủ kỹ thuật trồng và chăm sóc cây chè kể trên để giúp cây sinh trưởng tốt, cho thành phẩm đạt chuẩn và đem lại lợi ích kinh tế lớn.

    .