Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ca Cao

    Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Ca Cao

    Sở hữu hương vị vô cùng đặc trưng, đặc biệt nên hạt ca cao được đánh giá cao, mang tới những giá trị lớn đối với con người. Bởi thế, trồng cây ca cao càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ bà con nông dân. Việc tìm hiểu để biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao giúp quá trình áp dụng được thực hiện tốt, đem lại kết quả cao với năng suất tốt đạt được.

    Sở hữu hương vị vô cùng đặc trưng, đặc biệt nên hạt ca cao được đánh giá cao, mang tới những giá trị lớn đối với con người. Bởi thế, trồng cây ca cao càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ bà con nông dân. Việc tìm hiểu để biết về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao giúp quá trình áp dụng được thực hiện tốt, đem lại kết quả cao với năng suất tốt đạt được.

    Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ca cao

    Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ca cao
    Điều kiện sinh trưởng và phát triển của cây ca cao

    Cây ca cao khi đưa vào canh tác cần đảm bảo đem tới điều kiện sinh trưởng lý tưởng. Trong đó những yêu cầu chính cần được đáp ứng sẽ là:

    Khí hậu

    Ưa khí hậu nhiệt đới nóng ẩm mưa nhiều, nhiệt độ trung bình khoảng 25 độ C là lý tưởng nhất. Bên cạnh đó, độ ẩm khoảng 85% và lượng mưa duy trì khoảng 1500mm/ năm giúp cây ca cao có thể sinh trưởng thuận lợi.

    Ca cao là giống cây ưa ánh sáng tán xạ với cường độ của ánh sáng tự nhiên khoảng 50 – 60% là thích hợp. Bởi thế, việc canh tác dưới tán cây ăn trái, hay tán cây che bóng sẽ là giải pháp lý tưởng.

    Đất đai

    Có thể trồng trên nhiều loại đất khác nhau như đất phù sa cổ, đất xám, hay đất đỏ,… Tuy nhiên, giống cây này phù hợp nhất với đất sở hữu thành phần cơ giới từ trung bình tới nhẹ, đảm bảo độ pH khoảng 5.5 – 5.8, đồng thời tầng canh tác dày khoảng 1 – 1.5m.

    Đất trồng thoát nước tốt, khả năng giữ nước hiệu quả trong điều kiện mùa khô, giàu chất hữu cơ sẽ là điều kiện tuyệt vời để cây ca cao phát triển.

    Bảo vệ

    Đặc trưng của giống cây này là khi lá còn non sẽ có bản rộng, cuống dài nên dễ bị gãy, trầy nát trong điều kiện tự nhiên bình thường. Tình trạng này khiến cây còi cọc, chậm lớn, năng suất không cao. Bởi thế, việc lên phương án bảo vệ cho vườn trồng là yêu cầu bắt buộc.

    Tiến hành trồng cây chắn gió xung quanh vườn ca cao cần được chú ý thực hiện. Đặc biệt là trong thời kì kiến thiết cơ bản thì trồng dừa chắn gió là giải pháp hợp lý để cân nhắc áp dụng.

    Kỹ thuật trồng cây ca cao tại Việt Nam

    kỹ thuật trồng cacao
    Hướng dẫn kỹ thuật trồng cây ca cao

    Chuẩn bị trước khi trồng

    Trong giai đoạn mới trồng, thời kì kiến thiết ban đầu thì việc trồng cây che bóng, chắn gió cho cây ca cao là yếu tố then chốt, quan trọng quyết định tới hiệu quả của canh tác giống cây này. Bởi thế, chuẩn bị vườn trồng đạt tiêu chuẩn, trồng xen với các loại cây trồng cao lớn khác là giải pháp hoàn hảo.

    Chọn cây giống

    Để có thu hoạch cần trồng ca cao trong khoảng từ 3 – 5 năm. Bởi thế, việc chọn giống có ý nghĩa to lớn, cần được hết sức lưu ý để tránh tốn kém thời gian, công sức và tiền bạc nhưng lại không thu về kết quả thực sự ưng ý.

    Lựa chọn giống phù hợp với điều kiện canh tác, đảm bảo được cung cấp bởi đơn vị uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Đồng thời cây giống cần đảm bảo khỏe mạnh, không có tình trạng sâu bệnh.

    Chuẩn bị đất trồng

    Đất trồng cần được tiến hành cày bữa kĩ, xới xáo, làm cỏ, loại bỏ mầm bệnh hoàn toàn. Sau đó, việc bón lót cần thực hiện trước thời điểm trồng cây giống tối thiểu 1 tháng. Làm đất đạt chuẩn, thực hiện kỹ lưỡng giúp cây trồng có được điều kiện để sinh trưởng thuận lợi và nhanh chóng hơn.

    Tiến hành đào hố với kích thước chuẩn là 50 x 50 x 50cm sau đó bón lót, lấp đất lên hố trồng. Từng vị trí hố đã chuẩn bị sẽ là nơi canh tác cây ca cao lý tưởng, đảm bảo có thể sinh trưởng nhanh chóng, cho năng suất cao.

    Tiêu chuẩn trồng cây ca cao cần đảm bảo mật độ phù hợp nhằm tạo đủ không gian để sinh trưởng. Khoảng cách trồng tiêu chuẩn cho giống cây này thường sẽ là 3 x 3m là thích hợp, hoặc có thể cân đối để trồng với mật độ dày hơn tùy thuộc vào điều kiện thực tế, nó tương đương với khoảng 400 – 700 cây/ ha.

    Thời vụ trồng phù hợp

    Thời điểm tốt nhất để tiến hành trồng cây ca cao là vào giai đoạn đầu mùa mưa. Lúc đó cây trồng dễ dàng hồi xanh, bén rễ và sinh trưởng thuận lợi. Đảm bảo chuẩn bị vườn trồng đạt tiêu chuẩn, đào hố, bón lót đầy đủ giúp quá trình trồng được thực hiện nhanh chóng và thuận lợi.

    Cách trồng cây ca cao

    Đào một lỗ nhỏ ở vị trí giữa hố trồng đã chuẩn bị trước đó, sau đó cắt bỏ phần đáy bầu của cây giống cũng như loại bỏ phần rễ cái bị cong. Đặt nguyên bầu đã cắt vào lỗ nhỏ đã đào trước đó, sau đó lấp lại đất ở xung quanh bầu.

    Cuối cùng chỉ cần nén chặt đất quanh gốc, từ từ kéo nilon khỏi bầu đất và tiến hành tưới đẫm nước. Lưu ý trong quá trình trồng không nên lấp đất lên bầu đất quá sâu khiến cây con khó phát triển. Tiến hành lấp đất đầy mặt bầu là lý tưởng nhất.

    Tiêu chuẩn trong chăm sóc cây ca cao

    chăm sóc ca cao
    Tiêu chuẩn trong chăm sóc cây ca cao

    Chăm sóc cho cây ca cao không quá phức tạp, chúng ta có thể tiến hành một cách đơn giản, dễ dàng với những yêu cầu cơ bản là:

    Tưới nước

    Sử dụng nguồn nước sạch từ giếng, hay sông hồ thực hiện tưới đều đặn hàng ngày. Ưu tiên tưới vào thời điểm thời tiết mát mẻ như sáng sớm hoặc chiều muộn. Tưới đủ nước, duy trì độ ẩm thích hợp giúp cây trồng có thể sinh trưởng nhanh chóng và thuận lợi hơn.

    Đặc biệt, khi cây còn nhỏ tuyệt đối không nên dùng vòi phun tưới trực tiếp vào cây. Ngoài ra, khi cây đang ra hoa, cho trái nên tránh tưới trực tiếp vào hoa, vào trái sẽ ảnh hưởng tới quá trình thụ phấn, hay khiến quả non bị rụng.

    Tỉa cành, tạo tán

    Việc tỉa cành, tạo tán giúp cây ca cao có thể phát triển cân đối, cành vươn về mọi phía hài hòa, phát triển toàn diện và từ đó đem tới năng suất cao hơn khi thu hoạch. Tùy thuộc vào việc trồng cây bằng hạt, hay cây ghép mà quá trình tạo tán có những lưu ý riêng:

    • Cây trồng bằng hạt: Khi tạo tán chỉ giữ lại 1 thân chính, tiến hành việc điều chỉnh tầng cành đầu tiên ở độ cao khoảng 1.5 – 2m tính từ mặt đất. Khi cây phát triển ở giai đoạn phân cành cần điều chỉnh việc bón phân, tưới nước và che bóng sao cho hợp lý. Hãy đưa vị trí phân cành lên cao hơn khoảng 50cm khi cây đã bắt đầu phân cành trở lại. Ngoài ra, khi cây giao tán nên chú ý tỉa tán nhằm đảm bảo độ thông thoáng cho khu vực thân chính, cũng như xung quanh vị trí điểm phân cành để kích thích quá trình ra trái.
    • Cây ghép: Cây ca cao trồng bằng cây ghép sẽ phát triển theo dạng bụi với nhiều thân, thường sẽ từ 3 – 7 thân. Những nhánh phụ ở phần gốc, hay cành bị che khuất, mọc ngược hướng,… đều cần được loại bỏ giúp cây có được độ thông thoáng lý tưởng nhất. Ngoài ra, những cành thứ cấp trong khoảng 1m nằm cách mặt đất cũng cần được loại bỏ, nhất là vào thời kì kinh doanh.

    Yêu cầu trong bón phân cho cây ca cao

    Yêu cầu trong bón phân
    Yêu cầu trong bón phân cho cây ca cao

    Thực hiện bón phân trong canh tác cây ca cao có một số những yêu cầu, tiêu chuẩn riêng cần được chú ý thực hiện. Yêu cầu chính trong bón phân khi trồng cây ca cao sẽ là:

    Bón lót

    Thực hiện bón lót trực tiếp vào từng hố trồng, sau khi quá trình đào hố được hoàn thành. Sử dụng liều lượng khoảng 70 – 100 kg/ 1000m2/lần bón lót cho vườn trồng cây ca cao bằng phân hữu có 3 con gà, hoặc phân hữu cơ Organic 1. Bón phân xuống hố trồng, tiến hành lấp đất lên bằng miệng hố, phơi ải khoảng 1 tháng trước khi bắt đầu trồng cây con.

    Bón thúc

    Việc bón thúc cho cây ca cao trong từng giai đoạn sẽ có những yêu cầu, những lưu ý riêng. Tuân thủ đúng kỹ thuật trong bón phân cho giống cây trồng này sẽ tạo điều kiện cho mỗi cây trồng có thể sinh trưởng thuận lợi, đem lại năng suất lý tưởng:

    • Bón thúc trong vườn ươm: Sử dụng một số loại phân bón như NPK 16-16-8, bón với liều lượng khoảng 20 – 30 kg/ 1000m2/ lần.
    • Bón thúc trong giai đoạn kiến thiết: Thực hiện làm 4 đợt vào đầu, giữa và cuối mùa mưa, một lần vào mùa khô với liều lượng là 30 – 40 kg/ 1000m2/ lần bằng phân bón NPK 20-20-15.
    • Bón thúc trong giai đoạn kinh doanh: Bón thúc cho cây ca cao trong giai đoạn này khoảng 3 lần mỗi năm vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Sử dụng lượng phân bón khoảng 40 – 50 kg/ 1000m2/ lần với một số loại như NPK 17-6-19

    Kết luận

    Là một giống cây mang tới lợi nhuận kinh tế cao, cây ca cao trở thành giống cây trồng được nhiều bà con nông dân lựa chọn. Hiểu được kỹ thuật trồng và chăm sóc cây ca cao sẽ đem tới năng suất cao, nguồn thu ổn định để phục vụ cho mục tiêu làm kinh tế của từng hộ nông dân.

    .