Kỹ thuật trồng và chăm sau cây cải thìa

    Kỹ thuật trồng và chăm sau cây cải thìa

    Cải thìa là loại rau được trồng thông dụng với khả năng đáp ứng cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người. Cải thiện được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. Bởi thế, tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cải thìa nhận được sự chú ý lớn. Lúc đó việc áp dụng để canh tác sẽ có được hiệu quả cao như mỗi người yêu cầu.

    Cải thìa là loại rau được trồng thông dụng với khả năng đáp ứng cho nhu cầu ăn uống hàng ngày của con người. Cải thiện được sử dụng làm nguyên liệu để chế biến nhiều món ăn thơm ngon, hấp dẫn và bổ dưỡng. Bởi thế, tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cải thìa nhận được sự chú ý lớn. Lúc đó việc áp dụng để canh tác sẽ có được hiệu quả cao như mỗi người yêu cầu.

    Thời vụ và mật độ thích hợp trồng cải thìa

    Rau cải thìa là giống cây có thể đưa vào canh tác quanh năm đều thích hợp, mang tới nguồn rau xanh phục vụ tốt cho nhu cầu của con người. Trong đó thì vụ đông xuân khi trồng cải thìa được đánh giá cao nhờ vào khả năng cho năng suất cao hơn so với vụ hè thu. Trồng cải thìa vào vụ hè thu đòi hỏi chúng ta phải chủ động trong việc chăm sóc, cung cấp nước đều đặn hàng ngày.

    Khi trồng cải thìa cần đặc biệt chú ý ở mật độ, tuyệt đối không trồng quá dày khiến cây khó phát triển, tranh dinh dưỡng của nhau, dễ bị sâu bệnh. Duy trì mật độ phù hợp, đảm bảo độ thông thoáng cần thiết giúp cây trồng có thể sinh trưởng thuận lợi, chất lượng thành phẩm tốt và năng suất cao. Thường thì mật độ trồng cây cải thìa có khoảng cách tiêu chuẩn khoảng 15 – 20cm là phù hợp.

    Yêu cầu trong lựa chọn giống phù hợp

    Yêu cầu trong lựa chọn giống phù hợp
    Yêu cầu trong lựa chọn giống phù hợp

    Chọn giống cây cải thìa để canh tác có những yêu cầu, những tiêu chuẩn riêng cần được đảm bảo. Qua đó việc trồng cây diễn ra thuận lợi, đem lại hiệu quả cao nhất. Trong đó, giống cây cải thìa khi sử dụng cần:

    • Ưu tiên sử dụng giống địa phương khi tự để giống, hoặc dùng giống F1 có năng suất cao được bán phổ biến, thông dụng trên thị trường.
    • Tìm hiểu để chắc chắn lựa chọn được giống cây trồng có phẩm chất ngon, cho năng suất cao.
    • Hạt giống khi mua về cần được xử lý trước khi thực hiện việc gieo trồng. Chúng ta có thể ngâm hạt giống bằng nước ấm ngâm thêm phân bón lá vào vài giờ trước khi bỏ ra ủ.

    Hướng dẫn cách làm đất trồng cải thìa

    Cải thìa thích hợp phát triển trên nhiều loại đất khác nhau từ cát pha cho tới đất thịt. Yêu cầu với đất trồng cần được cày bừa kỹ càng, làm sạch cỏ dại, cũng như tàn dư của cây trồng đã canh tác trước đó. Việc đảo đất, phơi ải cần thực hiện trong khoảng từ 8 – 10 ngày trước khi bắt đầu trồng vụ mới. Nó giúp đất trồng thông thoáng, sạch sẽ nhằm tạo điều kiện cho cải thìa có thể sinh trưởng, phát triển tốt, hạn chế nguy cơ mắc sâu bệnh.

    Khi trồng cải thìa vào mùa mưa cần chú ý lựa chọn giống chống chịu ngập úng tốt, nên phủ rơm rạ hay che lưới nhằm hạn chế tình trạng bắn lá. Bên cạnh đó, quá trình làm đất nên tiến hành lên liếp cao để kiểm soát tình trạng ngập úng. Trong khi trồng vào mùa khô lên liếp thấp hơn.

    Tiêu chuẩn của rãnh có độ rộng 354cm, trong khi đó mặt liếp tiêu chuẩn khoảng từ 60 – 70cm là hợp lý. Lên liếp đạt chuẩn giúp quá trình trồng cây cải thìa diễn ra thuận lợi, cây trồng có điều kiện sinh trưởng thuận lợi, đem lại hiệu quả cao như yêu cầu.

    Quy trình gieo cấy cải thìa cơ bản

    Quy trình gieo cấy cải thìa cơ bản
    Quy trình gieo cấy cải thìa cơ bản

    Cách trồng rau cải thìa được thực theo đúng quy trình, đạt tiêu chuẩn giúp quá trình canh tác mang lại hiệu quả lý tưởng. Trong đó quy trình cơ bản sẽ là:

    Thực hiện gieo hạt

    Yêu cầu hạt giống khi mua về cần được ngâm ủ trong khoảng 3 – 4 giờ trước khi đem gieo. Thực hiện gieo hạt trực tiếp lên liếp trồng, hoặc gieo lên liếp ương sau đó mới nhổ tách cây con đem ra liếp trồng.

    Gieo hạt khi đã hoàn thành lúc này chúng ta cần phủ lên một lớp đất mỏng có trộn phân chuồng hoai mục, cùng với đó là thuốc trừ kiến và phòng trừ một vài loại sâu bệnh hại khác. Cuối cùng là phủ lên một lớp rơm mỏng và tưới đủ nước.

    Tách cây con lên liếp trồng

    Trước khi thực hiện việc nhổ cây con trồng tách trên liếp trồng yêu cầu cần được tưới ướt đất, tiến hành nhẹ nhàng để giảm thiểu tác động lên bộ rễ của cây. Duy trì mật độ trồng cây con là cây cách cây 20cm, hàng cách hàng khoảng 20 – 25cm là hợp lý.

    Cây con khi đã đạt 18 ngày tuổi chúng ta tiến hành nhổ cây, trồng lên liếp. Trồng cây con vào thời điểm chiều tối khi trời mát mẻ, không có ánh nắng mặt trời trực tiếp là lý tưởng nhất. Sau khi trồng tưới nước đẫm, có thể tiến hành che chắn tránh nắng trong vài hôm đầu tiên.

    Chăm sóc cây cải thìa đạt năng suất cao

    Chăm sóc cây cải thìa đạt năng suất cao
    Chăm sóc cây cải thìa đạt năng suất cao

    Chăm sóc diện tích vườn trồng cải thìa khá đơn giản mà bà con dễ dàng áp dụng. Việc canh tác thuận lợi, cây trồng sẽ có điều kiện phát triển tốt hơn khi chăm sóc đúng cách. Việc chăm sóc vườn cây cải thìa cần đảm bảo:

    • Duy trì việc tưới nước đều đặn hàng ngày 2 lần vào sáng sớm và chiều tối muộn. Ưu tiên tưới dạng phun sương để tránh ảnh hưởng tới quá trình sinh trưởng của cây.
    • Đảm bảo thực hiện làm cỏ liên tục, thường xuyên để cây trồng có được không gian phát triển tốt nhất. Làm sạch cỏ tạo độ thông thoáng cho vườn trồng, tránh tình trạng bị tranh dinh dưỡng có thể xuất hiện.
    • Khi cây trồng có từ 5 – 6 lá lúc này nên tiến hành vun gốc cho cây cải thìa đầy đủ.
    • Chú ý tới phòng trừ sâu bệnh đầy đủ, xử lý ngay khi xuất hiện những bất thường. Với cây cải thìa có một số loại bệnh thường gặp như thối nhủn, bọ nhảy, sâu tơ, hay sâu khoang,… Việc bón thừa phân, hay để ruộng trồng ẩm thường xuyên,… là những nguyên nhân chính. Kiểm soát điều kiện vườn trồng, có phương án xử lý thích hợp khi cần thiết là những điều cần chú ý.

    Bón phân khi trồng cải thìa

    Bón phân khi trồng cải thìa
    Bón phân khi trồng cải thìa

    Bón phân là cách giúp tạo điều kiện lý tưởng cho cây trồng sinh trưởng tốt, thuận lợi như yêu cầu. Bón phân cho cây cải thìa chúng ta cần chú ý thực hiện đầy đủ cả bón lót và bón thúc:

    Bón lót

    Sử dụng từ 50 – 70kg/ 1000m2 phân bón hữu cơ 3 con gà, hoặc phân bón hữu cơ Organic 1, Organic Gold để thực hiện bón lót trong quá trình làm đất. Tiến hành bón lót trước thời điểm gieo trồng khoảng 8 – 10 ngày là hợp lý.

    Việc bón thúc có giá trị trong việc cải thiện độ tơi xốp của đất trồng, cũng giúp nâng cao giá trị dinh dưỡng cho cây trồng hiệu quả. Qua đó việc trồng rau cải thìa sẽ diễn ra thuận lợi, có được điều kiện để sinh trưởng tốt hơn.

    Bón thúc

    Thực hiện bón thúc đầy đủ các đợt, đúng liều lượng, đúng loại phân bón là những yêu cầu cơ bản. Thực hiện bón thúc chuẩn xác tạo điều kiện thúc đẩy cho cây trồng sinh trưởng nhanh chóng và khỏe mạnh hơn. Thường thì bón thúc cho cây cải thìa được thực hiện khoảng 2 lần:

    • Bón thúc lần 1: sau khoảng 7 ngày gieo hạt việc bón thúc cần được thực hiện. Sử dụng liều lượng là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần phân bón NPK 16-16-16 cho vườn trồng.
    • Bón thúc lần 2: sau khoảng 15 – 17 ngày gieo việc bón thúc cần thực hiện với phân bón NPK 16-16-16 và liều lượng sử dụng là 20 – 30kg/ 1000m2/ lần.
    • Trong quá trình chăm sóc việc bón thêm phân bón lá cần cân nhắc thích hợp, trong thời điểm cần thiết nhằm kích thích cây trồng sinh trưởng thuận lợi hơn.

    Cây cải thìa khi được chăm sóc đúng cách, bón phân đầy đủ sẽ phát triển nhanh chóng, cho năng suất cao. Quá trình thu hoạch cải thìa có thể tiến hành sau khoảng 30 – 32 ngày trồng. Khi thu hoạch chỉ cần cắt bỏ gốc sẽ có được thành phẩm chất lượng để sử dụng, hay bán ra thị trường theo nhu cầu.

    Kết luận

    Trồng cải thìa được nhiều bà con nông dân quan tâm bởi nhu cầu của thị trường vô cùng lớn. Là loại rau xanh được sử dụng phổ biến trong các gia đình, bởi thế việc trồng cải thìa mang tới cơ hội kinh doanh hiệu quả. Có kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cải thìa đúng cách mang tới vườn trồng chất lượng, giúp bà con nông dân có điều kiện để cải thiện thu nhập.

     
    .